Công nghệ "The Volume" đã ảnh hưởng đến nền công nghiệp điện ảnh như thế nào?
Trong năm 2020, trong nền công nghiệp điện ảnh đã có một bước tiến mới khi áp dụng game engine Unreal Engine 4 vào quay và dựng phim. Hãy cùng mình tìm hiểu xem các chuyên gia đã làm như nào nhé!

Bên cạnh là một tín đồ công nghệ, mình cũng là một tín đồ của phim ảnh. Bộ môn nghệ thuật thứ bảy này đem đến cho chúng ta nhiều mẩu chuyện hay ho về đủ thứ chuyện trên đời, từ sự chuyện nghiệp trong khâu sản xuất đến các câu chuyện đời tư đầy thị phị của các anh chị diễn viên. Tuy nhiên có mốt thứ luôn gắn kết và đồng hành song song với điện ảnh đó chính là công nghệ.
Công nghệ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí sản xuất, kỹ xảo cũng như là cách truyền tải đến người xem. Và trong những năm trở lại đây, bên cạnh sự ra mắt của bộ phim The Mandalorian, đó chính là sự áp dụng công nghệ "The Volume" tuyệt vời phía sau hậu trường.
"The Volume" có thể được xem là một cuộc cách mạng hóa của nền công nghiệp điện ảnh. Và để tìm hiểu xem công nghệ này là như thế nào, các bạn hãy đọc tiếp blog của mình dưới đây nhé.
"The Volume" là gì? 🎥

Để có được một định nghĩa chính xác cho công nghệ mà bộ phim "The Madalorian" sử dụng hay "The Volume" thì khá là khó trong hiện tại. Bởi chính cả những chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh không ngừng đặt ra những hoài nghi về tính khả thi cũng như sự tối ưu mà công nghệ này mang lại.
Tuy nhiên, sau khi đã tham khảo nhiều bài viết cũng như các ý kiến khác nhau, mình có thể đem đến một định nghĩa như sau: Công nghệ "The Volume" đem đến một hướng đi mới trong nền kỹ xảo điện ảnh bằng việc thay thế phong xanh hoàn toàn bằng các bối cảnh ảo.

Theo như Vox, "The Volume" được giải thích là một tập hợp các đạo cụ vật lý, các tấm bảng LED cao 20 foot và các thành phần kỹ thuật số bên trong các tấm bảng ấy. Để nói cách áp dụng công nghệ "The Volume" không thể gọi là một nước đi mới trong nền điện ảnh nói chung nền đồ họa nói riêng. Phương pháp được the Mandalorian sử dụng được gọi là virtual production (tạm dịch: sản xuất ảo).
Và đây cũng không là lần đầu tiên mà khái niệm sản xuất phim ảnh thông qua môi trường ảo được áp dụng. Khi mà trước đây, từ những năm 1990s, một khái niệm được gọi là virtual cinematography (kỹ thuật điện ảnh ảo) được ứng dụng vào điện ảnh cổ điển.
Một ví dụ điển hình cho ứng dụng của kỹ thuật là là bộ phim What Dreams May Come vào năm 1998 của đạo diễn Vincent Ward, có sự góp mặt của Robin Williams. Đội kỹ xảo đặc biệt của phim đã sử dụng các bản vẽ tòa nhà thật để tạo nên các khuôn mẫu, thứ mà được sử dụng để khởi tạo nên thế giới ảo trong phim.

Nền tảng đồ họa Unreal Engine 4 🎬
Trên thị trường phát triển trò chơi điện tử, bên cạnh ông lớn Unity, còn có một nền tảng khác là Unreal Engine 4. Sự khác nhau nhất giữa Unity và Unreal Engine 4 đó chính là đồ họa. Với đồ họa mạnh mẽ, Unreal Engine 4 là nền tảng đứng sau các sản phẩm game nổi tiếng như Daylight, Life Is Strange, Darwin Project...
Sỡ hữu nền tảng đồ họa cùng các công cụ xử lý hình ảnh mạnh mẽ, Unreal Engine phân giải các các vật thể ảo dựa trên mẫu được scan sẵn hoặc được các chuyên gia đồ họa thiết kế. Kỹ thuật này được áp dụng vào các tấm bảng LED được thiết lập từ trước để hiện thị môi trường ảo.
Những thử thách khi thay thế các phong xanh bằng phương pháp làm phim này đó là các nhà làm phim phải xác định được chính xác độ sâu trường ảnh, bố cục của vật thể trên phim trường và chuyển động của máy quay phải tương thích với chuyển động của môi trường cũng như diễn viên.
Vậy các VFX Studio cần gì cho sản xuất ảo?
Dịch vụ quản lý dữ liệu trên nền tảng đám mây
Việc dựng và sản xuất phim có thể lên đến vài GB đến vài chục GB cho một cảnh vài phút với đầy đủ hiệu ứng. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào quá trình quản lý dữ liệu là một điều cần thiết. Các trung tâm dữ liệu đám mây sẽ được bố trị gần phim trường nhất có thể để giảm thiểu độ trễ và tăng tốc độ sản xuất.
Dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số
Công nghệ đám mây có thể giúp bạn tiếp cận với các file, tuy nhiên, bạn vẫn cần có một giải pháp quản lý dữ liệu để lưu trữ các file ấy. Việc này sẽ giúp quá trình làm việc với các game engine đơn giản hơn. Các giải pháp như sử dụng Dropbox, Google Drive hay ổ cứng từ 1-2TB không còn hiệu quả trong thời điểm hiện tại. Giải pháp quản lý dữ liệu như 5th kind, giúp doanh nghiệp bảo mật tài sản và hợp tác dễ dàng hơn.
Game Engines và các tích hợp
Game engines là công cụ để tiến hành sản xuất ảo. Tuy nhiên có rất nhiều thành phần thiết yếu khác. Do đó, bạn cần phải có các tích hợp để hỗ trợ cho việc này.
Photoshop, Maya và 3DS Max cũng được sử dụng để thiết kế và sản xuất các asset đồ họa. Đem tất cả các file ấy về cùng một chỗ sẽ sử dụng các engine như Unreal hay Unity để làm phim. Bất kể bạn có sử dụng công cụ gì, các tích hợp cho game engine sẽ là điểm trọng yếu.
Tới đây thì bài viết cũng khá là dài rồi nhỉ. Có vẻ lạ như thông thường mình sẽ viết các bài về công nghệ trong phát triển phần mềm nhưng bài hôm nay lại là về công nghệ được sử dụng trong điện ảnh. Lâu lâu cũng phải đổi gió một tí, thật ra là do mình bí ý tưởng là chính. 😂