Blockchain và những nỗ lực trong việc cải thiện khả năng tương tác?

Khả năng tưởng tác (Interoperability) thường được định nghĩa là khả năng mà một mạng lưới chuỗi khối này có thể giao tiếp với một chuỗi khác.

Blockchain và những nỗ lực trong việc cải thiện khả năng tương tác?
Blockchain to the moon nha mọi người ơi!!!

Không cần phải bàn cãi thêm về độ phủ sóng của công nghệ blockchain nói chung và các đồng tiền mã hõa nói riêng đang liên tục phá đảo thế giởi ảo. Bên cạnh các đặc điểm phổ biến của blockchain mà vô số các bài viết đã nhắc đến như tính bảo mật, tính bất biến hay tính phi tập trung, blockchain vẫn chứa cho mình nhiều hạn chế.

Hầu hết các mạng lưới blockchain đều sỡ hữu phạm vi tương tác nội bộ, hay có thể nói theo một cách dễ hiểu hơn, các đồng tiền mã hóa hay các sản phẩm kỹ thuật số trên chuỗi này không thể được sử dụng trong chuỗi khác. Ví dụ như mạng lưới chuỗi khối của Bitcoin sẽ không thể nào biết các giao dịch được thực thi trên chuỗi Ethereum trừ khi có sự can thiệp từ bên thứ ba. Thường thì các Token sẽ chỉ tương tác được trên cùng một chuỗi khối (các ERC20 Token trên Ethereum) hoặc cùng một hệ sinh thái.

Vậy khả năng tương tác trên blockchain có quan trọng hay không? Câu trả lời là.


Khả năng tương tác của blockchain

Khả năng tương tác (Interoperability) thường được định nghĩa là khả năng mà một mạng lưới chuỗi khối này có thể giao tiếp với một chuỗi khác. Tuy nhiên, chi tiết hơn thì đó còn là khả năng mà các mạng lưới blockchain có thể chia sẻ, tiếp cận, giám sát dữ liệu và thông tin với các blockchain khác mà không cần thông qua một bên trung gian khác.

Tính tương tác của mạng lưới là một trong các yếu tố quyết định xem chuỗi ấy có được tiếp nhận rộng rãi hay không. Ngày nay, có rất nhiều dự án blockchain mới được ra đời với các tính năng khác nhau tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau. Mặc dù bản chất nồng cốt nhất của blockchain là tính phi tập trung, việc có quá nhiều mạng lưới chuỗi khối như vậy dẫn đến việc phân hóa đa dạng nhưng không cần thiết bởi các sản phẩm trên thị trường.

Trong các lĩnh vực yêu cầu độ đa dạng về mặt thông tin, các dữ liệu được dự trữ và tương thích được duy nhất trên một chuỗi khối sẽ không thể đáp ứng được như cầu của doanh nghiệp. Lấy ví dụ các mảng như hàng không, y tế, chuỗi cung ứng...đều cần một lượng lớn dữ liệu cho việc nghiên cứu. Có thể thấy khả năng tương tác của blockchain chiếm vai trò trò rất quan trọng, vậy hiện nay cộng đồng blockchain đã có những nỗ lực nào để cải thiện vấn đề này?


Asset Bridges

Một trong các giải pháp đơn giản nhất để mở rộng phạm vi tương tác của blockchain đó là Asset Bridges. Do mình không biết dịch từ này sang tiếng Việt như thế nào cho đúng nhưng mà hiểu nôm na thì Asset Bridges là một cây cầu giúp đưa tài sản của bạn từ chuỗi này sang chuỗi khác thông qua một tài sản đại diện. Phổ biến nhất có thể kể đến Wrapped Bitcoin (WBTC).

Wrapped Bitcoin là một phiên bản được token hóa của Bitcoin theo tiêu chuẩn ERC20 trên mạng Ethereum. Giá trị của Wrapped Bitcoin tương đương với giá trị thời gian thực của Bitcoin vì mỗi WBTC ứng với mỗi BTC. Để sỡ hữu 1 WBTC trên Ethereum, chúng ta cần khóa 1 BTC tương ứng.

Cặp giá WBTC/BTC trên Binance

Theo dõi cặp giá WBTC/BTC trên Binance, bạn sẽ thấy biến động của Token này so với Bitcoin không đáng kể. Khá là giống với một đồng stablecoin (USDT hay BUSD) khi so sánh với USD.

Thay vì một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán bằng Bitcoin và Ethereum phải chạy mỗi node cho mỗi blockchain, doanh nghiệp có thể sử dụng WBTC như là giải pháp tương ứng với BTC trên 1 node Ethereum duy nhất.


Các dự án "Internet of Blockchain"

Cosmos (ATOM)

Cosmos (ATOM) là một trong các dự án blockchain được ra đời nhằm mục đích chính là tập trung vào cải thiện phạm vi tương tác. Có thể nói, Cosmos là tiên phong cho ý tưởng "Internet of Blockchain". Theo như tên gọi của chuỗi này, Cosmos có cho mình một hệ sinh thái mà trong đó có các chuỗi con liên kết với và giao tiếp xoay quanh blockchain lõi, hay còn gọi là Cosmos Hub (Gaia). Các chuỗi con được gọi là Zone và vận hành độc lập song song với chuỗi chính.

Kiến trúc mạng lưới trong Cosmos

Các chuỗi con này giao tiếp với nhau thông qua giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication). Do đó các dự án cross-chain được xây dựng trong hệ sinh thái và công nghê của Cosmos có thể tương tác với nhau (như việc trao đổi token). Có thể kể đến một vài dự án phổ biến như là Terra hay Thorchain.

Cosmos (ATOM) là gì? Thông tin chi tiết về dự án Cosmos và đồng coin ATOM
Từ xưa đến nay, con người luôn có một đam mê mãnh liệt đó là tìm hiểu về vũ trụ
Để có thể nắm từ A-Z về Cosmos, các bạn có thể xem qua bài viết này

Polkadot (DOT)

Bên cạnh Cosmos, Polkadot (DOT) cũng là một dự án "Internet of Blockchain" nổi trội không kém với cấu trúc SDK (Software Development Kit) đặc biệt. Polkadot mang cho mình những đặc điểm nổi bật như đa chuỗi (multi-chain) và khả năng mở rộng.

Kiến trúc mạng lưới trong Polkadot

Về mặt concept thì Polkadot và Cosmos khá giống nhau. Nếu Cosmos có Cosmos Hub là blockchain lõi thì Polkadot có Relay Chain là phương tiện kết nối các blockchain trong Polkadot với nhau. Các Zone trong Cosmos sẽ giao tiếp với Cosmos Hub, trong khi đó thì các Parachain (các chuỗi con trong Polkadot) sẽ giao tiếp với Relay Chain.


Polygon (MATIC)

Polygon (trước đó là MATIC network) là một trong các dự án blockchain mà mình hứng thú nhất. Polygon ứng dụng sức mạnh của Plasma chain, một trong các giải pháp Layer 2 phổ biến nhất bên cạnh Lightning Network, đem đến nhiều khả năng mới cho chuỗi blockchain.

Có thể kể đến như việc các chuỗi khối được xây dựng trên giao thức và framework của Polygon có thể tương thích với Ethereum trong việc chia sẻ dữ liệu và ứng dụng. Ngoài ra, các chuỗi này cũng tương thích với các thành phần khác của hệ sinh thái Ethereum như ví Metamask hay Remix IDE, giúp các chuỗi mới này có được môi trường phù hợp với các dự án phi tập trung có sẵn trên Ethereum nhưng vẫn bảo đảm được tính độc lập và bảo mật.


Kết 👋

Bện cạnh các giải pháp cải thiện khả năng tương tác của blockchain nêu trên, chúng ta còn rất nhiều giải pháp và dự án thú vị khác mà mình không thể đề cập hết trong khuông khổ bài viết này. Tuy nhiên, chốt lại thì hiện nay, theo mình thấy mỗi dự án vẫn có một hướng đi giải quyết vấn đề riêng, chưa có một giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất cho mọi chuỗi khối. Nhưng mình tin đó chỉ là vấn đề thời gian, với tốc độ phát triện và độ phổ biến của blockchain hiện tại, chúng ta sẽ mau sớm thấy được thành quả.

Subscribe to Góc Của Chung

Sign up now to get access to the library of members-only issues.
Jamie Larson
Subscribe